Xét nghiệm nước tiểu khi nào, các xét nghiệm cơ bản trong y khoa

Xét nghiệm nước tiểu bao gồm phân tích màu sắc và sự hiện diện của nồng độ các chất có trong nước tiểu. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp phát hiện sớm được những bệnh lý nếu có.

Tư Vấn MIỄN PHÍ Từ Phòng Khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

HOTLINE: 0824558871
(Thông tin bảo mật tuyệt đối)

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu

KIỂM TRA TRIỆU CHỨNG BỆNH XÃ HỘI

( Thông tin hoàn toàn bảo mật - Chỉ phục vụ cho mục đích tư vấn và hỗ trợ khám chữa bệnh )

1. Bạn có đang gặp các triệu chứng sau ?

2. Thời gian xuất hiện triệu chứng :

3. Bạn đã từng được chẩn đoán mắc bệnh xã hội nào chưa ?

4. Bạn đã từng quan hệ tình dục ?

5. Số bạn tình trong 6 tháng gần đây :

6. Bạn có sử dụng bao cao su khi quan hệ không ?

Xét nghiệm nước tiểu được chỉ định thực hiện trong nhiều trường hợp khác nhau như:

  • Khám sức khỏe tổng quát

Mục đích nhằm giúp phát hiện sớm những rối loạn đang xảy ra bên trong cơ thể. Qua đó điều trị kịp thời bệnh lý ở giai đoạn sớm. 

  • Khám sức khỏe định kỳ

Được chỉ định với các trường hợp có bệnh nền, thai phụ,… Những người cần tái khám đúng hẹn sẽ được chỉ định thực hiện để giúp theo dõi diễn tiến, quá trình của bệnh. Qua đó bác sĩ có những chỉ định sử dụng thuốc hoặc phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

  • Trường hợp khám rối loạn hoặc bất thường về tiểu tiện

Những trường hợp có các vấn đề như tiểu quá ít, quá nhiều, nước tiểu khác lạ cũng sẽ cần thực hiện xét nghiệm này. Thông qua xét nghiệm để tìm được nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

  • Thăm khám các bệnh lý xã hội

Một vài bệnh xã hội cũng sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu khi thăm khám. Chẳng hạn như bệnh lậu, giang mai,…

Xét nghiệm nước tiểu khi nào, các xét nghiệm cơ bản trong y khoa

  • Thăm khám các bệnh ở đường tiết niệu

Xét nghiệm này cũng sẽ được chỉ định khi thăm khám các bệnh đường tiết niệu. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán các bệnh như: Nhiễm trùng đường tiểu, bệnh ở bàng quang, thận, niệu đạo,…

  • Chẩn đoán các bệnh lý khác

Thông qua kết quả kiểm tra nồng độ nước tiểu còn giúp tầm soát nguy cơ mất nước, suy thận, suy tim, bệnh gan, tiểu đường,…

Ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu trong y khoa

Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động). Bệnh phẩm được phân tích trên máy phân tích tự động Theo chương trình của máy nên độ chính xác cao. Kết quả sau khi được đánh giá sẽ được chuyển vào phần mềm quản lý dữ liệu hoặc vào sổ lưu kết quả. 

Xét nghiệm nước tiểu mang nhiều ý nghĩa và tác dụng trong y hoa thông qua những chỉ số dưới đây.

Chỉ số glucose (GLU)

Đây là chỉ số định lượng nồng độ đường có trong nước tiểu. Người có sức khỏe bình thường có nồng độ thấp hơn 0.8mmol/lit. 

Thông qua nồng độ này để bác sĩ nhận định được người bệnh có đang bị rối loạn dung nạp đường hoặc có nguy cơ mắc đái tháo đường hay không.

Bên cạnh đó chỉ số glucose còn xuất hiện ở những người có khả năng tái hấp thụ của thận kém, khi lượng đường trong máu chưa cao đã đào thải qua nước tiểu. Hoặc những bệnh lý như đái tháo đường, bệnh ống thận, viêm tụy, glucose niệu do chế độ ăn uống,…

Chỉ số bilirubin

Xét nghiệm chỉ số bilirubin trong nước tiểu giúp chẩn đoán các bệnh lý như xơ gan, sỏi mật, vàng da tắc mật, viêm gan do virus hoặc tình trạng ngộ độc thuốc, ung thư đầu tụy,.. Ở một người bình thường chỉ số bilirubin trong nước tiểu ở mức 0.4 – 0.8mg/dL.

Xét nghiệm nước tiểu khi nào, các xét nghiệm cơ bản trong y khoa

Chỉ số ketone

Ở người bình thường chỉ số ketone trong nước tiểu không đáng kể so ketone hình thành ở gan và được chuyển hóa gần như hoàn toàn. Tuy nhiên nếu sức khỏe có bất thường ketone tích lũy trong huyết tương và bài tiết qua nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu tìm chỉ số ketone giúp phát hiện thai phụ và thai nhi thiếu dinh dưỡng. Phát hiện sớm tình trạng đái tháo đường thai kỳ, ketone niệu, cường giáp,…

Chỉ số SG ( tỷ trọng nước tiểu)

Chỉ số SG là lượng các chất hòa tan trong nước (=1.000), mức thông thường là khoảng 1.005 – 1.025. Thông qua chỉ số này biết được khả năng cô đặc hoặc pha loãng của nước tiểu. Nhờ đó đánh giá được khả năng cân bằng hoặc thể dịch của người bệnh. Ở một số trường hợp nếu người bệnh uống quá nhiều nước hoặc thuốc lợi tiểu thì tỷ trọng trong nước tiểu sẽ giảm.

Những người suy giảm khả năng cô đặc nước tiểu thì chỉ số SG cũng giảm đi. Điều này hay xảy ra ở những người mắc các bệnh lý như nhiễm khuẩn, bệnh ở gan, suy tim xung huyết, đái tháo đường, tiêu chảy,…

Chỉ số hồng cầu niệu (BLD)

Với một người khỏe mạnh, chỉ số BLD thường nằm trong khoảng 0.015 – 0.062 mg/dL. Khi kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy chỉ số này cao hơn thì nguy cơ cao đang có các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, bướu thận, xuất huyết bàng quang, cầu thận mạn,…

Độ pH nước tiểu

Độ pH trong nước tiểu giúp kiểm tra được mức độ acid hoặc kiềm trong nước tiểu. Qua đó hỗ trợ chẩn đoán các bệnh liên quan đến đường tiểu hoặc thận. Độ pH trong nước tiểu trung bình là 6.0 – 7.5.

Xét theo thang điểm thì 1 là độ acid cao nhất và 14 là bazơ cao nhất. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy độ pH dưới giá trị phổ biến thì có thể bạn đang có nhiễm trùng hoặc chức năng thận có vấn đề.

Xét nghiệm nước tiểu khi nào, các xét nghiệm cơ bản trong y khoa

Chỉ số protein (PRO)

Protein là những phân tử lớn có mặt ở mọi bộ phận để cơ thể hoạt động được bình thường. Thận là cơ quan làm sạch chất thải ra khỏi máu nhưng ngăn không có các phân tử protein thoát ra ngoài qua đường tiểu. Do đó thực hiện xét nghiệm nước tiểu protein chính là đo lượng protein có trong nước tiểu.

Với một người khỏe mạnh sẽ không có protein hoặc có rất ít trong nước tiểu. Chỉ số bình thường là 7.5 – 10mg/dL hoặc 0.075 – 0.1g/L. Nếu kết quả cho thấy lượng protein quá nhiều nghĩa là bạn đang có nguy cơ gặp các vấn đề ở thận.

Chỉ số urobilinogen

Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra chỉ số urobilinogen thường được chỉ định cho những trường hợp có các dấu hiệu vàng da, vàng mắt, ngứa da, nước tiểu sẫm màu. Hoặc có tình trạng ớn lạnh, đau sưng bụng, ăn không ngon, mất phương hướng,… 

Thông qua kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ có thêm căn cứ để chẩn đoán bệnh. Ở người bình thường chỉ số urobilinogen được tìm thấy ở dạng vết trong nước tiểu dao động từ 0.2 – 1.0 mg/dL. Nếu kết quả xét nghiệm lớn hơn thì có thể bạn đang gặp các vấn để ở gan.

Chỉ số nitrite

Một người có sức khỏe bình thường thì chỉ số nitrite trong nước tiểu là từ 0.05 – 0.1mg/dL. Những người có các dấu hiệu bất thường như tiểu ra máu, tiểu đau, nóng rát, nước tiểu có mùi hôi, nhiễm trùng tiểu,… thường được chỉ định xét nghiệm chỉ số này. 

Khi chỉ số nitrite trong nước tiểu vượt ngưỡng bình thường thì nguy cơ cao bạn đang có các nhiễm trùng ở đường tiết niệu.

Chỉ số bạch cầu

Bạch cầu là những tế bào máu trắng có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng. Khi cơ thể bị nhiễm trùng thì hệ thống miễn dịch sẽ tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu để chống lại vi khuẩn. 

Khi xét nghiệm cho kết quả chỉ số bạch cầu nhiều hơn bình thường từ 10 – 25 tế bào/μL thì khả năng cao bạn đang bị nhiễm trùng đường tiểu. Xét nghiệm bạch cầu trong nước tiểu thường được chỉ định khi có các triệu chứng như đau hoặc rát khi tiểu, đau ở bụng, hông, lưng, nước tiểu đục, hôi,…Xét nghiệm nước tiểu khi nào, các xét nghiệm cơ bản trong y khoa

Cặn Addis chẩn đoán thận hư

Xét nghiệm cặn addis là một kỹ thuật được thực hiện để phát hiện và tính toán các thành phần hữu hình trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, trụ hình, các tinh thể,… các thành phần này được tính trong 24 giờ.

Bạn nên nhịn ăn từ 8 – 12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm nên thực hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy để đảm bảo kết quả chính xác. Kết quả xét nghiệm cặn addis có ý nghĩa như sau:

  • Cặn Addis > 1000 hồng cầu có thể đây là dấu hiệu hội chứng thận hư, số lượng tế bào hồng cầu có thể tăng hơn 2500 – 3000 tế bào/1 phút. 
  • Nếu tế bào bạch cầu cao > 3000 tế bào, thì điều này chứng tỏ bệnh nhân đang bị viêm. 
  • Khi số lượng bạch cầu > 200.000 tế bào thì khả năng cao bệnh nhân đang bị viêm thận hoặc viêm bàng quang.

Định lượng MAU (Micro Albumin Arine) niệu

Microalbumin niệu là xét nghiệm để tìm albumin niệu vi lượng (albumin được đào thải qua nước tiểu với hàm lượng rất nhỏ) mà các xét nghiệm nước tiểu thông thường không phát hiện ra. 

Hầu như trong nước tiểu của người bình thường không có albumin. Sự hiện diện của albumin trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy thận đang hoạt động không tốt. Do đó, xét nghiệm microalbumin niệu sẽ giúp chẩn đoán sớm các bất thường về thận.

Lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên tại bất kỳ thời điểm nào. Bác sĩ có thể chỉ định cùng xét nghiệm creatinin để tăng độ chính xác của kết quả. Bạn sẽ lấy mẫu nước tiểu vào cốc vô trùng và mẫu sẽ được chuyển tới phòng xét nghiệm để phân tích. 

Xét nghiệm nước tiểu khi nào, các xét nghiệm cơ bản trong y khoa 9

Nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu ở đâu?

Có thể thấy xét nghiệm nước tiểu mang nhiều ý nghĩa trong y khoa. Thực hiện xét nghiệm không chỉ hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác mà còn giúp phát hiện sớm bệnh lý (nếu có). Qua đó nâng cao hiệu quả điều trị và giúp bảo vệ được sức khỏe tốt hơn.

Điều quan trọng nhất khi thực hiện xét nghiệm này là lựa chọn được địa chỉ chuyên khoa uy tín. Tại Thái Nguyên khi có nhu cầu thăm khám sức khỏe, xét nghiệm nước tiểu bạn có thể đến Phòng Khám Chuyên Khoa Ngoại Bạch Mai. 

Đây là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm với người bệnh. Đồng thời có hệ thống trang thiết bị hiện đại, phòng xét nghiệm đạt chuẩn. Đội ngũ kỹ thuật viên xét nghiệm chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm. Nhờ vậy quá trình xét nghiệm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, kết quả chính xác.

Bên cạnh đó Phòng Khám Chuyên Khoa Ngoại Bạch Mai còn luôn cập nhật những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mới nhất. Qua đó tăng hiệu quả và rút ngăn thời gian điều trị bệnh. 

Bởi vậy khi có nhu cầu xét nghiệm nước tiểu hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn hãy chủ động đến ngay Phòng Khám Chuyên Khoa Ngoại Bạch Mai 698 Lương Ngọc Quyến – Phường Đồng Quang – TP Thái Nguyên. Mọi nhu cầu khám chữa bệnh của bạn sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn nhất. 

Tư Vấn MIỄN PHÍ Từ Phòng Khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

HOTLINE: 0824558871
(Thông tin bảo mật tuyệt đối)

** Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo. Kết quả điều trị tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Để có liệu trình điều trị phù hợp, khách hàng nên dành thời gian thăm khám nhằm có sự hỗ trợ từ bác sĩ.

Bài viết liên quan

Nổi mẩn đỏ ở dương vật là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị thế nào hiệu quả?

Nổi mẩn đỏ ở dương vật kèm theo ngứa ngáy khó chịu đều là dấu hiệu bất thường cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên không ít nam giới chủ quan cho rằng đó chỉ là những tổn thương nhỏ ở bên ngoài, nên không cần điều trị cũng sẽ tự khỏi. Nhưng thực tế, […]

Mẩn đỏ vùng kín nam và cách khắc phục hiệu quả

Mẩn đỏ vùng kín nam không chỉ khiến nam giới mất tự tin trong chuyện chăn gối. Mà quan trọng hơn, tình trạng này có thể là dấu hiệu cho biết một vài căn bệnh nguy hiểm qua đường tình dục. Vậy, nguyên nhân nổi mẩn đỏ vùng kín nam là gì? Làm thế nào […]

Nam giới bị tiểu ra mủ trắng sau quan hệ và cảnh báo nguy hiểm 154

Nam giới bị tiểu ra mủ trắng sau quan hệ và cảnh báo nguy hiểm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nam giới bị tiểu ra mủ trắng sau quan hệ. Và đây chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể nam giới đang gặp vấn đề và phải đổi mặt với một số căn bệnh như: Chlamydia, viêm bao quy đầu, viêm đường tiết niệu,… Tiểu ra mủ trắng […]

Dương vật nổi cục u nhỏ, nốt sần hay nổi hạch có nguy hiểm không? 167

Dương vật nổi cục u nhỏ, nốt sần hay nổi hạch có nguy hiểm không?

Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở “cậu nhỏ” bạn đều không được chủ quan. Nhất là đối với tình trạng dương vật nổi cục u nhỏ, nốt sần hay nổi hạch. Theo các chuyên gia, đây là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. […]

Môi Trường Phòng Khám